0%

Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam

14/03/2022 23:34:16

Cập nhật lần cuối: 25-03-2024

Ngoài việc nắm rõ điều kiện, khu vực được mua nhà ở thì người nước ngoài cần biết quy định về hồ sơ, thủ tục mua nhà theo quy định pháp luật Việt Nam. Dưới đây là hồ sơ, trình tự, thủ tục người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam

Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam

Trình tự, thủ tục ký hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư

Bước 1: Lập hợp đồng

Căn cứ Điều 120, 121 Luật Nhà ở 2014, các bên thỏa thuận lập hợp đồng mua bán nhà ở bằng văn bản với các nội dung chính như sau:

  •  Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  •  Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
  •  Thời hạn và phương thức thanh toán tiền;
  •  Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới;
  •  Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  •  Cam kết của các bên;
  •  Các thỏa thuận khác;
  •  Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  •  Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  •  Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Bước 2: Công chứng, chứng thực hợp đồng

Bước 3: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam
Trình tự, thủ tục người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Ngoài việc ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, người mua được quyền “mua nhà” thông qua hình thức nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (bản chất là thế chỗ người khác trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư).

Căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở 2014 và Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được quy định rõ tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau:

Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng

  •  Nội dung: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở với các nội dung sau:
  1.  Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
  2.  Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư.
  3.  Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán.
  4.  Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  5.  Giải quyết tranh chấp.
  6.  Các thỏa thuận khác.
  •  Số lượng: Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 06 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu); trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực thì có thêm 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

  •  Bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực.
  •  Bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc mà do các bên tự thỏa thuận.
  •  Nơi công chứng: Công chứng tại Phòng/Văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà.
  •  Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau:
  1.  07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  2.  Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó; trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư theo hợp đồng gốc thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng;
  3.  Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị nếu là cá nhân; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó;
  4.  Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực như: Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, tài sản riêng.
  •  Tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan chứng thực có trách nhiệm công chứng, chứng thực vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo thời hạn quy định.

Bước 3: Khai thuế, phí, lệ phí

Bước 4: Đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng

Bước 5: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu trong hợp đồng mua bán nhà ở thương mại đã thỏa thuận với chủ đầu tư nội dung tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Trên đây là trình tự, thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.


Hãy cho chúng tôi biết, bài viết "Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam" có hữu ích với bạn?

Tin đăng thuộc danh mục Nhà đất bán

  • Diện tích: 90 m2
  • Quận/Huyện: Từ Sơn, Bắc Ninh
  • Giá: 6 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 110 m2
  • Quận/Huyện: Cầu Giấy, Hà Nội
  • Giá: 14 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 100 m2
  • Quận/Huyện: Tiền Hải, Thái Bình
  • Giá: 21 Triệu/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 71 m2
  • Quận/Huyện: Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá: 3.5 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 43 m2
  • Quận/Huyện: Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giá: 6 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 260 m2
  • Quận/Huyện: Chơn Thành, Bình Phước
  • Giá: 500 Triệu/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 50 m2
  • Quận/Huyện: Cầu Giấy, Hà Nội
  • Giá: 9.9 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
  • Diện tích: 90 m2
  • Quận/Huyện: Biên Hòa, Đồng Nai
  • Giá: 1.4 Tỷ/Tổng diện tích
26/03/2024 21:14:42
Bạn đọc

MBBDS toàn quốc

Mã khuyến mãi Google Ads