0%

Những lưu ý trước khi xuống cọc mua Nhà đất khi có vay Ngân hàng

19/07/2021 11:39:55

Cập nhật lần cuối: 15-01-2025

Việc nắm rõ quy trình cho vay mua nhà trả góp sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng.

Khi có nhu cầu mua nhà, phần lớn người dân đều phải nhờ cậy đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục cần thiết thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn quy trình cho vay mua nhà trả góp đang được áp dụng tại các ngân hàng hiện nay.

1. Vay mua nhà trả góp là gì?

Vay mua nhà trả góp là hình thức vay mua nhà nhưng không cần thanh toán 100% tại thời điểm mua được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng ứng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Người vay trả góp ngân hàng để mua nhà có thể vay đến 70% giá trị căn hộ với điều kiện bạn phải thế chấp chính căn nhà đó hoặc dùng những tài sản khác để đảm bảo cho khoản tiền vay.

2. Quy trình vay mua nhà trả góp tại các ngân hàng

Cung cấp hồ sơ vay

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

Hồ sơ nhân thân:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu;
  • Hộ khẩu hoặc KT3;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân...

Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng);
  • Hợp đồng mua bán nhà;
  • Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu & hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.

Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:

  • Nếu nguồn thu nhập từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/sao kê tài khoản nhận lương (Nếu nhận lương chuyển khoản); hoặc bảng lương và xác nhận lương của công ty (nếu nhận lương tiền mặt).
  • Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản; Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất; Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê;
  • Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể/doanh nghiệp; Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh: Sổ sách ghi chép bán hàng, báo cáo tài chính công ty, tờ khai thuế & Chứng từ nộp thuế….

Hồ sơ khác:

  • Nếu bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán...

Thẩm định hồ sơ và định giá tài sản đảm bảo

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các hồ sơ cần thiết, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay của bạn.

Quy trình thẩm định thông thường bao gồm:

  • Kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của bạn
  • Thẩm định qua trao đổi điện thoại
  • Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo (TSĐB).

Trong quá trình thẩm định, việc định giá TSĐB có thể được thực hiện đồng thời hoặc sau khi có quyết định chấp thuận cho vay. Bộ phận định giá có thể chính là ngân hàng hoặc các công ty định giá độc lập. Giá trị TSĐB được dùng làm một trong những căn cứ để ngân hàng phê duyệt mức cho vay đối với khách hàng. Chi phí định giá có thể do khách hàng hoặc ngân hàng chi trả (tùy theo quy định của mỗi ngân hàng).

Đưa ra quyết định cho vay và tiến hành giải ngân

Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện vay vốn, phía ngân hàng sẽ gửi đến bạn thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan tới việc thế chấp tài sản đảm bảo và giải ngân khoản vay:

Trường hợp đã hoàn thành thủ tục sang tên:

  • Các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/thành phố) và ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ đỏ, sổ hồng...) trước khi giải ngân cho khách hàng.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục sang tên:

  • Bên mua, bên bán và ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
  • Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi bên vay vốn (Bên mua) ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng

  • Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng... để đảm bảo khả năng thu nợ.
  • Thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay mua nhà trả góp. Chỉ khi nào khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng thì khi đó quy trình cho vay mới kết thúc.
Những lưu ý khi mua nhà đất trả góp
Những lưu ý trước khi xuống cọc mua Nhà đất khi có vay Ngân hàng

3. Sai lầm thường gặp khi vay mua nhà trả góp

Xác định khoản vay chưa hợp lý

Các gói vay hỗ trợ mua nhà được các ngân hàng và công ty tài chính cung ứng thường được vay lên tới 70% hoặc 90% giá trị căn hộ, nhưng trước khi quyết định vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn và khả năng trả nợ hàng tháng. Để hạn chế áp lực của việc trả nợ lên chi tiêu hàng tháng của gia đình, nên chọn gói vay mà việc trả nợ chiếm khoảng 30 – 40% tổng thu nhập trong tháng.

Lựa chọn thời hạn vay chưa phù hợp

Không ai muốn phải vay nợ và trả lãi trong thời gian dài. Vì vậy, nhiều người chọn gói vay ngắn hạn, để rút bớt thời gian nợ ngân hàng. Nhưng điều này lại gây áp lực tài chính hàng tháng cho bạn, đặc biệt là nếu bạn có thu nhập không ổn định hoặc có rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập chung.

Bạn nên tính toán kỹ thu nhập thực tế và số tiền vay ngân hàng để cân nhắc thời hạn vay vốn phù hợp nhất.

Không nắm rõ quy định về lãi suất

Hàng tháng, bạn sẽ phải trả một khoản lãi suất không nhỏ cho ngân hàng, nhưng khi vay, hầu hết khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất ưu đãi trong giai đoạn đầu tiên Nhưng hầu hết các khoản lãi suất ưu đãi chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay (tối đa là 3 năm) sau đó lãi suất được thả nổi, thay đổi theo biên độ. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi vay vốn để tránh trở thành con nợ của ngân hàng và các tổ chức tài chính

Đọc không kỹ hợp đồng

Khi được vay, cảm giác nhận được tiền dễ làm người vay chủ quan và thoả hiệp với các điều khoản trên hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác. Nhiều khách hàng đọc không kỹ hoặc không hiểu hết các nội dung trong hợp đồng mà dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến chính quyền lợi của mình.

Vậy nên, trước khi đặt bút ký hợp đồng bạn cần nhờ luật sư hoặc những người am hiểu về kinh tế xem và giải thích rõ ràng, đàm phán những điểm bất hợp lý với ngân hàng/các tổ chức tài chính. Sau khi ký, bạn cần phải giữ 01 bản hợp đồng (có đầy đủ chữ ký, con dấu, dấu giáp lai của ngân hàng nơi bạn vay vốn).

Toàn bộ quy trình về vay mua nhà trả góp ngân hàng đã được chia sẻ vô cùng đầy đủ và chi tiết thông qua bài viết trên, mong sẽ giúp quý khách hàng sẽ sớm sở hữu được căn nhà mà mình mơ ước.


Hãy cho chúng tôi biết, bài viết "Những lưu ý trước khi xuống cọc mua Nhà đất khi có vay Ngân hàng" có hữu ích với bạn?

Tin đăng thuộc danh mục Nhà đất bán

  • Diện tích: 38 m2
  • Quận/Huyện: Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giá: 6.4 Tỷ/Tổng diện tích
07/01/2025 06:47:37
  • Diện tích: 48 m2
  • Quận/Huyện: Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá: 7.5 Tỷ/Tổng diện tích
07/01/2025 06:47:37
BTC
Bạn đọc

Hỗ trợ trực tuyến

1645041870515040083

MBBDS VIỆT NAM

Nhà đất Bắc Kạn

BTC

Thống kê

Đang truy cập Đang Online

318
  • Total views:64560886