0%

Quy trình 7 bước lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp - Mới nhất tháng 04/2024

22/12/2021 22:46:14

Cập nhật lần cuối: 23-04-2024

Chia sẻ:

Quy trình 7 bước lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Kinh doanh mà không có kế hoạch chính là lập kế hoạch cho sự thất bại, một bảng kế hoạch kinh doanh tốt chính là khởi sự cho mọi thành công của doanh nghiệp.

Để một doanh nghiệp có thể phát triển đúng hướng, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu đến quy trình xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh bài bản và hiệu quả. Dưới đây là quy trình 7 bước lập bảng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp:

1. Xác định mục tiêu trong lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh bài bản

Mục tiêu và thời hạn đạt được mục tiêu càng chi tiết, càng cụ thể thì việc đo lường hiệu quả của kế hoạch càng dễ dàng và đem lại khả năng thành công cao hơn cho doanh nghiệp. Trong quá trình xác định mục tiêu, doanh nghiệp có thể dựa trên nguyên tắc SMART bao gồm cac yếu tố như sau:

  • S (Specific): cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
  • M (Measurable): có thể đo đếm được.
  • A (Achievable): có khả năng đạt được dựa vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp
  • R (Realistic): đi sát với thực tế, không viễn vong.
  • T (Time-bound): thời hạn đạt được mục tiêu.

2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng trong lập kế hoạch kinh doanh

Trong kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu chân dung khách hàng là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, doanh nghiệp nào càng khai thác, càng nắm nhiều dữ liệu về khách hàng thì việc xác định càng đạt được nhiều hiệu quả và chính xác.

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh

Ngoài đối tượng khách hàng là cá nhân, bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng thông qua các yếu tố sau:

  1. Nhân khẩu học
  2. Địa lý
  3. Hành vi sử dụng trên Internet
  4. Khả năng tài chính
  5. Sở thích, thói quen
  6. Hành vi mua sắm

Sau đó bạn có thể phân loại khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên mạng theo các nhóm theo dựa trên các đặc điểm tương đồng. Ngoài ra, bạn có thể phân chia thêm 4 nhóm dưới đây giúp doanh nghiệp khai thác và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

  1. Khách hàng trung thành
  2. Khách hàng có tiềm năng lớn
  3. Khách hàng có giá trị nhỏ
  4. Khách hàng tiêu cực

Việc phân loại trên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được bảng kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng đối tượng, xác định phân khúc thị trường, dòng sản phẩm tương ứng và có những quyết định đầu tư hợp lý.

Đối với các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thì việc xây dựng chân dung khách hàng dựa trên các cơ sở sau:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Doanh thu
  • Số lượng nhân viên
  • Lĩnh vực kinh doanh

3. Khảo sát thị trường trong lập kế hoạch kinh doanh

Việc nghiên cứu và khảo sát thị trường một cách kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể. Việc khảo sát thị trường cũng như lựa chọn phân khúc thị trường, địa điểm để kinh doanh là những yếu tố liên quan trực tiếp đến vốn cần đầu tư, phân khúc khách hàng, phân khúc sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh phù hợp.

Việc khảo sát thị trường còn giữ vai trò quan trọng trong nắm bắt đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là những ai, thế mạnh của đối thủ là gì, sản phẩm của bạn có ưu điểm gì so với đối thủ. Từ đó đưa ra các phương hướng quảng bá sản phẩm, phương hướng kinh doanh phù hợp.

Doanh nghiệp có thể tự thực hiện nghiên cứu thị trường, nhưng việc này sẽ mất thời gian và kết quả trả về thường là có sai lệch. Cách phổ biến hơn là thông qua các đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập nhưng chi phí lại cao, không phù hợp trên những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, trên thực tế việc lập kế hoạch kinh doanh thường dựa trên số liệu có sẵn và miễn phí do các đơn vị uy tín công bố rộng rãi cũng như dựa trên kinh nghiệm bán hàng của mình.

4. Xây dựng kế hoạch marketing trong lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing

Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có tốt đến mức nào đi nữa thì cũng là vô nghĩa khi mà doanh nghiệp của bạn không được ai biết đến. Vì vậy, bạn cần lên 1 kế hoạch marketing để trả lời các câu hỏi dưới đây:

  1. Làm sau để lôi kéo và giữ chân khách hàng khi đã trãi nghiệp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
  2. Làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  3. Chiến lược marketing như thế nào sẽ là phù hợp?

Trước khi lập kế hoạch marketing, cần chú ý 3 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Segment: phân loại khách hàng
  • Target: chọn khách hàng mục tiêu
  • Position: định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Hãy lưu ý rằng, khách hàng vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm mấu chốt của mọi hoạt động marketing chuyên nghiệp.

5. Xây dựng chiến lược hành động

Sau khi đã vạch ra mục tiêu rõ ràng, bước tiếp theo là bạn sẽ phải liệt kê các khâu để thực hiện giúp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều đó, bạn cần có cơ chế kiểm soát nhân sự và quy trình vận hành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.

Lưu ý: Dành thời gian cho những việc phát sinh và phân tích những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

6. Xác định những khó khăn có thể đối mặt trong lập kế hoạch kinh doanh

Khi đã bước vào thương trường thì không thể tránh khỏi những lúc khó khăn có thể xảy ra và thậm trí là thất bại, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần nhìn nhận các rủi ro này 1 cách khách quan là tìm cách khắc phục để đưa doanh nghiệp ra khỏi vũng bùn lầy. Vì vậy, thay vì dùng những trở ngại đó làm lời bào chữ trong tương lai, ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng hãy liệt kê những khó khăn, những vấn đề có thể xảy ra ngay từ đầu để có những phương pháp dự trù và khắc phục những rủi ro đó.

7. Dự tính ngân sách/vốn cho kế hoạch kinh doanh

Ở bước này, bạn cần dự tính ngân sách, chi phí đầu tư ở từng chiến dịch sau cho hợp lý để kế hoạch triển khai 1 cách hiệu quả mà vẫn nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Bạn cần liệt kê chi tiết từng đầu mục thì hiệu quả của việc thực thi càng cao. Khi đã dự tính được khoảng chi tiền ban đầu thì bạn sẽ dễ dàng xác định được số vốn cần có và dự tính được lợi nhuận thu được trong tương lai.

Trên đây là 7 bước lập kế hoạch kinh doanh bài bản, nếu bạn nắm vững được thì hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp của mình xây dựng 1 chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Lưu ý: nội dung tránh mơ hồ, viễn vong mà phải thực tế. Kế hoạch kinh doanh càng rõ ràng thì càng dễ thực hiện. Sự nổ lực và duy trì của cả tập thể sẽ là yếu tố quan trong hơn cả để giúp doanh nghiệp của bạn hướng tới thành công.

Chúc các bạn may mắn.

Nguồn: Bạn đọc


Nội dung Quy trình 7 bước lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp có hữu ích với bạn?

Danh mục

Hỗ trợ trực tuyến

1645041870515040083

MBBDS VIỆT NAM

Nhà đất Gia Lai

Thống kê

Đang truy cập Đang Online

359
  • Total views:49703725